Sau đại dịch, xu hướng tìm kiếm không gian sống chất lượng ở các đô thị sinh thái cận trung tâm nở rộ, thúc đẩy tiềm năng bất động sản vệ tinh.
Bất động sản vệ tinh giữ "nhiệt" trong dịch
Phát triển đô thị vệ tinh đã được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện từ khoảng nửa thế kỷ nay. Tại Việt Nam, 2 thành phố trung tâm là Hà Nội và TP HCM đang đứng trước những áp lực về: gia tăng dân số, hạ tầng đô thị... Do đó, việc xây dựng các đô thị vệ tinh là vấn đề tất yếu, nhằm phân bố lại lượng dân cư cho trung tâm, tạo ra sự đồng đều trong quá trình phát triển giữa các khu vực.
Trong buổi toạ đàm "Bắt mạch bất động sản đô thị vệ tinh" do Vhome thuộc VnExpress tổ chức vừa qua, các chuyên gia nhận định, chủ trương phát triển đô thị vệ tinh mở ra xu hướng đầu tư bất động sản vệ tinh trong nhiều năm qua. Tầm khoảng 10 năm về trước, nhiều nhà đầu tư đã hướng đến bất động sản vệ tinh ở các tỉnh thành công nghiệp lân cận TP HCM như: Đồng Nai, Bình Dương... và trong khoảng 10-20 năm tới sẽ được coi là thập kỷ của bất động sản vệ tinh.
Có nhiều kinh nghiệm phân phối các bất động sản khu vực vệ tinh, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc EZ Việt Nam cho rằng ở các thành phố trung tâm, quỹ đất đang ngày một cạn kiệt... Trong khi đó, các địa phương vệ tinh với quỹ đất rộng, đều đang có những chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế, mở rộng mạng lưới giao thông liên kết vùng, phát triển đồng bộ hạ tầng, tiện ích. Đặc biệt, giá đất ở các đô thị vệ tinh còn khá "mềm", dư địa tăng giá còn lớn, nắm giữ nhiều tiềm năng sinh lời. "Do đó, bất động sản đô thị vệ tinh có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư", ông Toản nói.
Về tốc độ tăng giá của bất động sản vệ tinh, theo ông Toản, "một số khu vực biến động tới 100-200% trong 1-2 năm. Thậm chí một số tỉnh thành giá cao nhưng không có ai muốn bán. "Trong khi dịch Covid-19 được ví như một cơn bão tàn phá kinh tế, những thị trường bất động sản lớn đều ảnh hưởng thì ở một số khu vực vệ tinh, thị trường cũng chưa ghi nhận hiện tượng giảm giá", ông Toản nhấn mạnh.
Còn theo ông Phan Công Chánh, một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, dịch bệnh đã khiến xu hướng sống xanh, đề cao sức khỏe trở nên được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Sau nhiều đợt giãn cách xã hội, phải "work from home" liên tục, không ít người đã thay đổi tiêu chí chọn nơi ở cho phù hợp với thời kỳ bình thường mới. Ở nhà nhiều, con người càng nhận ra không gian sống đóng vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cả thể chất lẫn tinh thần. Vậy nên nhiều người sẵn sàng dịch chuyển khỏi trung tâm, để có một môi trường sống tốt hơn cho cả gia đình và bản thân.
Hơn nữa, Việt Nam đang bước vào "thập kỷ của ôtô". Khi lượng người sở hữu xe hơi tăng nhanh, thời gian di chuyển của họ được rút ngắn, bán kính di chuyển được xa hơn thì khoảng cách với họ đã không còn là vấn đề. "Do đó sau đại dịch Covid, xu hướng dịch chuyển ra các vùng đô thị vệ tinh để có một không gian sống chất lượng sẽ càng diễn ra mạnh mẽ hơn", ông Chánh nói.
Phía Đông TP HCM dẫn đầu sự quan tâm của nhà đầu tư
Khảo sát vừa thực hiện về các đô thị vệ tinh của kênh dữ liệu bất động sản Vhome cho thấy, phía Đông Sài Gòn, đặc biệt Đồng Nai đang dẫn đầu trong số những thị trường vệ tinh được nhà đầu tư quan tâm nhất với tỷ lệ 20,2%, tiếp đến là Bắc Ninh với 12,1%. Bắc Giang, Hưng Yên, Long An cũng nằm trong số 5 thị trường đang thu hút sự quan tâm lớn nhất của độc giả tham gia khảo sát.
Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của khách hàng với thị trường bất độngsản vệ tinh do Vhome khảo sátTháng 9-10/2021Đồng NaiĐồng NaiLong AnLong AnBắc NinhBắc NinhBắc GiangBắc GiangHưng YênHưng YênHòa BìnhHòa BìnhVĩnh PhúcVĩnh PhúcKhácKhácVnExpress
Lý giải về sự dẫn đầu của Đồng Nai, các chuyên gia cho rằng tỉnh này đang nắm giữ nhiều lợi thế như: tập trung nhiều khu công nghiệp, kinh tế phát triển, kết nối giao thông thuận tiện, quỹ đất lớn, sông ngòi dày đặc rất phù hợp để các chủ đầu tư lớn tạo lập các khu đô thị sinh thái quy mô, hoàn chỉnh tiện ích. Đặc biệt, đây cũng là địa phương đang có loạt hạ tầng trọng điểm được đẩy mạnh đầu tư, góp phần thúc đẩy bất động sản các đô thị vệ sinh tại khu đông TP HCM. Theo đó, xu hướng giãn dân ra các đô thị vệ tinh đang mang đến nhiều cơ hội cho dự án khu đô thị sinh thái tại khu vực này.
Đơn cử như tập đoàn Novaland với khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City. Trên quy mô 1.000ha, được bao bọc bởi sông Đồng Nai và các nhánh sông len lỏi, Aqua City được quy hoạch thông minh và hoàn chỉnh với tiện ích đẳng cấp theo mô hình "all in one", giúp cư dân tận hưởng nhịp sống hiện đại giữa thiên nhiên sông nước giao hòa như: tổ hợp quảng trường - bến du thuyền hàng đầu khu vực, khách sạn, resort chuẩn quốc tế, trung tâm thương mại, giải trí, thể thao đa năng, trường học, bệnh viện chuẩn quốc tế...
Theo đánh giá của giới đầu tư, đô thị sinh thái thông minh Aqua City càng hút khách hơn sau giãn cách, khi khách hàng có thể tham quan trải nghiệm, tận mắt nhìn thấy "sự thay da đổi thịt" từng ngày của khu đô thị, sẵn sàng đi vào vận hành năm 2023.
Với xu hướng tìm kiếm không gian sống xanh, khí hậu trong lành để tái tạo năng lượng, cân bằng cuộc sống sau đại dịch, các chuyên gia đánh giá bất động sản sinh thái tiếp tục là thỏi nam châm thu hút dòng vốn thị trường trong giai đoạn cuối năm.